Cuộc thi Tam Quy TikTok Talent 2024 – Tìm kiếm tài năng Tiktok Tam Quy 2024
Bạn có tài năng ẩn giấu nào mà chưa có...
OTIT là Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế ( Organization for Technical Intern Trainning ) ra đời thay thế cho JITCO là tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản vào ngày 01/11/2017. Vậy Tổ chức OTIT là gì? & vai trò quyền hạn của Tổ chức OTIT là gì?, Hiệp hội OTIT mang lại những lợi ích gì cho người lao động nước ngoài? sẽ được giải đáp toàn bộ trong bài viết này.
Định nghĩa Tổ chức OTIT là gì?
– OTIT là cơ quan quản lý thực tập sinh kỹ năng (người đi làm việc tại Nhật) mới ở Nhật Bản thay thế cho JITCO (đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản).
OTIT Viết tắt của tên tiếng Anh là: Organization for Technical Intern Trainning
OTIT dịch sang tiếng Việt là: Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế.
Website thông tin của OTIT: http://www.otit.go.jp/
OTIT là tổ chức trực thuộc chính phủ Nhật Bản có quyền pháp lý được quy định rõ ràng. Theo đó, OTIT có chức năng chính là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản, giám định và chấp nhận các đơn vị tiếp nhận mới đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý (Nghiệp đoàn) và tổ chức thực hiện (công ty tiếp nhận).
Tại sao JITCO lại đóng cửa? và bị thay thế bởi OTIT
star-01JITCO đang yên ổn nhưng bị đóng cửa tại sao vậy?.
– Người đi xuất khẩu lao động ở xứ sở hoa anh đào chắc chắn là đã từng nghe qua Tổ chức JITCO – JITCO là đơn vị hỗ trợ trực tiếp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các Thực tập sinh Nhật Bản. Nhưng: Tổ chức này không thuộc sự quản lý của chính phủ Nhật Bản mà chỉ là tổ chức công ích nên không có quyền hạn pháp lý và các chế tài xử phạt các Công ty, doanh nghiệp và nghiệp đoàn tiếp nhận khi có sai phạm hợp đồng lao động với thực tập sinh.
star-01OTIT ra đời bổ sung nhưng gì JITCO còn thiếu.
– Ngày 01/11/2017 JITCO chính thức ngừng hoạt động. Chính phủ Nhật Bản ban hành luật dành cho Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, khi các bộ luật được ra đời thì chắc chắn phải có một cơ quan pháp lý có quyền hạn để thi hành những bộ luật đó. Chính vì vậy: OTIT Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế được ra đời nhằm thay thế cho JITCO và những hạn chế mà JITCO còn chưa làm được. Sự ra đời của OTIT mới có quy trình bài bản như hình sau đây
Quyền hạn của tổ chức OTIT đối với thực tập sinh kỹ năng.
Quyền hạn của hiệp hội OTIT
tick-v-01+ Được phép rà soát, kiểm tra các nghiệp đoàn, công ty ở Nhật Bản xem có đủ khả năng tiếp nhận thực tập sinh hay không.
tick-v-01+ Được phép ngăn cấm hay hạn chế tuyển thực tập sinh với các nghiệp đoàn hay xí nghiệp có sai phạm. Nếu sai phạm quá mức cho phép sẽ bị Tổ chức OTIT loại ra khỏi danh sách đơn vị tiếp nhận.
tick-v-01+ Có quyền thương thảo và đưa ra kiến nghị để Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội Việt Nam đưa ra quyết định rút giấy phép của những công ty phái cử có nhiều sai phạm. ( Tham khảo: Công ty phái cử là gì?)
tick-v-01+ Đứng ra hỗ trợ, tư vấn và giúp thực tập sinh khi thực tập sinh có vướng mắc về pháp lý ở Nhật Bản.
tick-v-01+ Có quyền và chức năng đòi lại các lợi ích như: lương, các chế độ khác khi công ty tiếp nhận không trả hoặc trả không đúng luật lao động của Nhật cho thực tập sinh.
Thực tập sinh kỹ năng cần tổ chức OTIT hỗ trợ có thể tìm hiểu qua những cách sau đây
star-011. Tư vấn, hỗ trợ tại Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế
– Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế có tiến hành nhận tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ các vấn đề sau (tham khảo các ví dụ tư vấn) nên rất mong các bạn thực tập sinh kỹ năng hãy sử dụng.
– Hiệp hội còn hỗ trợ khi bạn có yêu cầu được hỗ trợ trong trường hợp cần phải thay đổi nơi thực tập vì lý do bất khả kháng ví dụ như tình hình kinh doanh của nơi thực tập hoặc trường hợp bạn muốn thay đổi nơi thực tập khi chuyển sang chương trình thực tập kỹ năng số 3.
– Hãy trao đổi với chúng tôi khi bạn muốn được hỗ trợ trong các trường hợp bị Đơn vị quản lý từ chối cung cấp nơi ở v.v…
– Chúng tôi còn nhận tố cáo hoặc tư vấn về các hành vi vi phạm Luật thực tập kỹ năng của Đơn vị quản lý và Đơn vị tiến hành thực tập.
Khi có khó khăn, lo lắng trong công việc hoặc cuộc sống hàng ngày
– Khi muốn được hướng dẫn về tôn giáo, đồ ăn, tập quán, quan điểm
– Khi có thắc mắc về các điều kiện lao động ví dụ như tiền lương hoặc làm việc ngoài giờ v.v…
– Khi không hiểu các chỉ thị tại nơi thực tập kỹ năng, khi gặp rắc rối do bất đồng quan điểm cũng như tập quán sinh hoạt
– Khi có vần đề về tiền đặt cọc, tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường với công ty phái cử
– Khi cảm thấy có hành vi vi phạm Luật thực tập kỹ năng tại nơi thực tập
Ví dụ như:
+ Khi bị thu giữ hộ chiếu, thẻ cư trú, sổ ngân hàng
+ Khi bị hạn chế một cách không chính đáng việc đi ra ngoài
+ Khi bị hạn chế một cách không chính đáng tự do sinh hoạt cá nhân (ví dụ như cấm không được có điện thoại di động)
+ Khi nội dung thực tập kỹ năng khác với nội dung đã được giải thích
+ Khi bị cưỡng chế thực tập kỹ năng bởi các biện pháp bạo hành hoặc đe dọa
+ Khi sắp bị buộc về nước không theo ý muốn
– Khi không thể tiếp tục thực tập do tình hình kinh doanh của nơi thực tập mà không được Đơn vị quản lý giúp đỡ tìm kiếm nơi thực tập mới
– Khi có nguyện vọng thay đổi nơi thực tập khi chuyển sang chương trình thực tập kỹ năng số 3 nhưng không được Đơn vị quản lý giúp đỡ tìm kiếm nơi thực tập mới
– Khi có vấn đề không hiểu về Chế độ thực tập kỹ năng
– Khi không biết xin tư vấn tại đâu các vấn đề về Luật pháp và các chế độ của Nhật Bản
star-012. Các số điện thoại liên lạc khi cần tư vấn
Tên cơ sở tư vấn (cách liên hệ)
Số điện thoại, ngôn ngữ sử dụng
Thời gian tiếp nhận
Ghi Chú
Cơ sở tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ (điện thoại)
Số điện thoại: 0120-250-168
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt Nam
Thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần
11:00 – 19:00
– Ngoài thời gian tiếp nhận, điện thoại sẽ ở chế độ nhắn lại tin tự động (sẽ trả lời vào ngày hôm sau trở đi)
– Tùy thuộc vào nội dung xin tư vấn mà có thể sẽ tốn thời gian
Số điện thoại: 0120-250-169
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Trung Quốc
Thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần
11:00 – 19:00
Số điện thoại: 0120-250-197
Thứ ba, thứ bẩy hàng tuần
11:00 – 19:00
Ngôn Số điện thoại: 0120-250-147
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh ngữ sử dụng: tiếng Philippin
Thứ ba, thứ bẩy hàng tuần
11:00 – 19:00
star-013. Tư vấn về điều kiện lao động (Sở lao động tại các địa phương)
– Trụ sở Sở lao động của các địa phương và các cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động nhận tư vấn trực tiếp và qua điện thoại về các vấn đề liên quan đến lao động (mâu thuẫn tại nơi làm việc, điều kiện lao động v.v…).
– Có thể trả lời bằng tiếng nước ngoài nên các bạn hãy sử dụng.
– Nếu có hành vi vi phạm luật pháp liên quan đến tiêu chuẩn lao động bạn có thể tố cáo với Cơ sở giám sát thực hiện tiêu chuẩn lao động trên toàn quốc.
Tên cơ sở
Số điện thoại, ngôn ngữ sử dụng
Thời gian tiếp nhận
Ghi chú
Số điện thoại tư vấn dành cho người lao động nước ngoài
Số điện thoại: 0570-001701 Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh
Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần 10:00 – 15:00
Giải thích các vấn đề, luật pháp liên quan đến điều kiện lao động, giới thiệu các cơ quan có liên quan
– Trừ 12:00 – 13:00
– Nghỉ ngày lễ và tết dương lịch từ ngày 29 tháng 12 đến ngày
3 tháng 1
Số điện thoại: 0570-001702 Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Trung Quốc
Số điện thoại: 0570-001703 Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Bồ Đào Nha
Số điện thoại: 0570-001704 Ngôn ngữ sử dụng: tiếng tây Ban Nha
Số điện thoại: 0570-001705 Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Tagalog
Thứ ba, thứ tư hàng tuần 10:00 – 15:00
Số điện thoại: 0570-001706 Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt Nam
Thứ tư, thứ sáu hàng tuần 10:00 – 15:00
star-014. Cơ sở tư vấn về thủ tục nhập cảnh, lưu trú
– Tư vấn về thủ tục nhập cảnh, lưu trú được thực hiện tại các Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương trực thuộc khu vực nơi bạn sinh sống.
– Hãy sử dụng các Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú cho người nước ngoài có sử dụng tiếng nước ngoài.
– Thực tập sinh kỹ năng nếu bị hối thúc về nước trái với ý muốn có thể đệ trình sự việc đó với cán bộ xét duyệt nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh tại cảng hàng không hoặc cảng biển.
Tên cơ sở
Số điện thoại, ngôn ngữ sử dụng
Thời gian tiếp nhận
Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương
Các Cục, chi nhánh quản lý xuất nhập cảnh địa phương (tham khảo bảng 4)
Xem chi tiết tại phần “Tổ chức, cơ cấu trên trang chủ của Cục quản lý xuất nhập cảnh”:
http://www.immi-moj.go.jp/soshiki/index.html
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Nhật (nếu cần sẽ có phiên dịch viên)
Trung tâm thông tin tổng hợp về lưu trú
cho người nước ngoài
Số điện thoại: 0570-013904
Số điện thoại: 03-5796-7112 (gọi từ IP PHS nước ngoài)
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha
Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần
8:30 – 17:15
E-mail: info-tokyo@immi-moj.go.jp
star-015. Các cơ sở tư vấn khác
– Giới thiệu các cơ sở tư vấn về các thắc mắc và các vấn đề gặp phải trong cuộc sống tại Nhật Bản.
– Một số cơ sở có sử dụng tiếng nước ngoài nên bạn hãy sử dụng.
Tên cơ sở
Số điện thoại, ngôn ngữ sử dụng
Thời gian tiếp nhận
Ghi chú
Trung tâm hỗ trợ tư pháp Nhật Bản (tên thường gọi: Houterasu)
Số điện thoại hỗ trợ của Houterasu:
Số điện thoại: 0570-078374 (có thể gọi từ PHS)
Số điện thoại: 03-6745-5600 (gọi từ IP)
Phí sử dụng: miễn phí
Phí điện thoại: mất phí
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Nhật
Ngày thường: 9:00 – 21:00
Thứ bẩy: 9:00 – 17:00
– Là cơ sở tư vấn cho các trường hợp xảy ra rắc rối về pháp luật ví dụ như dân sự hoặc hình sự.
– Giới thiệu các chế độ pháp lý, cơ quan và tổ chức tư vấn thích hợp với nội dung liên hệ.
Dịch vụ cung cấp thông tin đa ngôn ngữ:
Số điện thoại: 0570-078377
Phí sử dụng: miễn phí
Phí điện thoại: mất phí
Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt Nam, tiếng Tagalog
Ngày thường 9:00 – 17:00
Danh sách hơn 200 Công ty phái cử được cấp phép của tổ chức OTIT phái cử Thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc
Dưới đây là bảng danh sách 239 Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản ở Việt Nam được phép của tổ chức OTIT phái cử TTS sang Nhật. Nếu bạn còn chưa lắm rõ và hiểu hết được về công ty phái cử là gì?có thể tham khảo trực tiếp trong bài viết này.
Ngoài ra để được hỗ trợ về những thủ tục visa, bảo hộ công dân, du học sinh, tu nghiệp sinh, thực tập sinh các bạn có thể liên hệ tới Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật bằng cách tham khảo bài viết: Địa chỉ Đại sứ quán & lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản
Lời kết: Người nước ngoài đang lao động và làm việc tại Nhật theo chương trình thực tập sinh kỹ năng hay còn gọi là đi xuất khẩu Nhật Bản có thể liên hệ những thông tin bên trên để được tổ chức OTIT hỗ trợ tốt nhất về các vấn đề liên quan. Ngoài ra người lao động đang có nhu cầu đi Nhật làm việc và muốn tư vấn về chương trình Thực tập sinh Nhật Bản này có thể liên hệ với các cán bộ tư vấn của chúng tôi sau đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TAM QUY HỖ TRỢ TƯ VẤN 24/7
Phòng tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản
SỐ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN 24/7:
phone-icon-1 MR THẮNG : 0964.813.628
phone-icon-1MRS YẾN : 0971.097.186
phone-icon-2 MÁY BÀN : 024.3968.7270
dia-chi-icon-01Địa chỉ trụ sở chính:
tick-v-01Trung cấp Quang Trung, tổ 14, Đường Huỳnh Văn Nghệ, Phúc Đồng, Long Biên, TP Hà Nội.
dia-chi-icon-01Chi nhánh Nam Định:
tick-v-01Số 257 Hàn Thuyên, Phường Vị Xuyên, TP. Nam Định (P 101, trung tâm Hợp tác Khoa học Công nghệ và Dịch vụ, Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định)
phone-icon-102283.68.68.62
phone-icon-10971.107.086
dia-chi-icon-01Chi nhánh Thanh Hóa:
tick-v-01Số 64, Đường Đình Hương, Phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa.
phone-icon-10237.371.0468
phone-icon-10987.643.128
dia-chi-icon-01Văn phòng đại diện Quảng Trị:
tick-v-01Số 179 Lý Thường Kiệt, Phường Đông Lễ, TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.
phone-icon-10233.355.8778
phone-icon-10984.311.086