Gia đình là điểm tựa trên mọi nẻo đường
Sân bay hôm qua thật đặc biệt, những cái ôm...
Trên 60% thực tập sinh (TTS) Việt Nam trở về từ Nhật Bản lựa chọn nghề không liên quan đến công việc đã làm. Trong khi đó, các DN có vốn đầu tư FDI tại Việt Nam đang rất thiếu nguồn lao động có kỹ năng.
Thưa ông, người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản thông qua chương trình TTS kỹ năng sẽ có những lợi ích gì?
Bên lề Hội thảo Tăng cường trao đổi nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản thông qua chương trình thực tập sinh kỹ năng, TS Nguyễn Lương Trào – Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam cho rằng để giải bài toán này rất cần sự nỗ lực từ nhiều phía.
Họ sẽ có môi trường học tập và làm việc tốt. Cũng có rất nhiều điều mà NLĐ có thể học được từ đất nước Nhật Bản với nền công nghiệp tiên tiến, thái độ làm việc khoa học, cần cù và chuyên nghiệp để trở về phát triển kỹ năng nghề nghiệp và tương lai. Đối với nền kinh tế của chúng ta, sau thời gian TTS trở về họ có nguồn lực mới để khai thác với chất lượng tốt hơn. TTS kỹ năng cũng đem lại lợi ích phát triển kinh tế cho chính Nhật Bản – quốc gia sử dụng nguồn lực này, để bù đắp vào sự thiếu hụt lao động đang già cỗi của họ.
Để đi được sang Nhật Bản làm TTS, NLĐ phải chi phí lên tới 5.300 USD, dẫn đến có tình trạng bỏ trốn ra ngoài làm để lấy tiền trả nợ. Ông có ý kiến gì về việc này?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏ trốn, chứ không phải vấn đề chi phí cao. Điều quan trọng là NLĐ phải xác định được mục tiêu chuyến đi của mình như thế nào. Nếu NLĐ xác định đi để kiếm tiền bù đắp chi phí trước khi đi và để tiết kiệm để tạo dựng cuộc sống sau này thì mới chỉ là một phần. Tất nhiên, nó mới là nền tảng ban đầu, không quan trọng bằng tích lũy kỹ năng và kiến thức để sau này phát triển nghề nghiệp. Nếu NLĐ xác định được mục tiêu này thì sẽ ít bỏ trốn.
Điều quan tâm của đa số TTS từ Nhật Bản trở về là tìm được việc làm có thu nhập cao. Làm sao để họ đạt được mong muốn này thưa ông?
Có việc làm với thu nhập cao là mong muốn của nhiều người. Đối với TTS, để giải bài toán này, họ phải đáp ứng yêu cầu cao về kỹ năng của chủ sử dụng Nhật Bản tại Việt Nam. Ví dụ, về tiếng Nhật, trong thời gian 3 năm làm TTS phải phấn đấu học tập mọi lúc mọi nơi để đạt được trình độ N2. Tôi tin chắc, khi đạt N2, các bạn sẽ nói tốt hơn những sinh viên học ngành Ngôn ngữ Nhật ở trong nước bởi lợi thế được giao tiếp hàng ngày, hàng giờ với người bản xứ. Nhiều thực tập sinh trở về, đã trở thành giám đốc của DN Nhật Bản tại Việt Nam. Tôi nhấn mạnh, NLĐ muốn có việc làm với thu nhập cao thì phải ý thức phấn đấu trang bị kiến thức cho mình. Nhưng việc đó, không chỉ NLĐ còn có tác động cả xã hội, DN, gia đình hướng cho họ đến mục tiêu cùng với những tư vấn.
Thứ hai, bản thân NLĐ khi về nước có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có người ở tỉnh này, nhưng DN tuyển dụng NLĐ có mức lương cao lại ở địa phương khác. Quyết định sống xa quê là điều không dễ dàng đối với NLĐ, nhưng trong trường hợp này họ phải sự lựa chọn để có thu nhập cao. Đó cũng là vấn đề cần giải quyết.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, sau khi trở về Việt Nam có tới 61% TTS lựa chọn công việc không liên quan đến việc đã làm bên Nhật. Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam có hoạt động gì để NLĐ được phát huy khả năng và kinh nghiệm?
Vai trò của Hiệp hội là tư vấn cho các DN để nâng chất lượng hoạt động của họ. Chúng tôi đã có bộ quy tắc ứng xử áp dụng cho các DN và được nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu học tập. Khi DN thực hiện tròn trĩnh bộ quy tắc ứng xử này có nghĩa đạt chất lượng hoạt động về nghề nghiệp. Cụ thể là chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức tốt hơn. Và, DN quan tâm, đào tạo NLĐ kể từ lúc họ đi làm TTS, theo dõi đến khi trở về và tư vấn việc làm.
Theo luật, DN không có trách nhiệm phải bố trí việc làm cho TTS trở về. Nhưng, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam lại khuyến khích DN tư vấn cho càng nhiều NLĐ càng tốt. Và nếu DN thu xếp được việc làm cho NLĐ thì Hiệp hội càng hoan nghênh. Tất nhiên, khi chấm điểm xếp hạng DN, Hiệp hội luôn đánh giá nội dung này. Đây cũng là một cách thông qua DN để Hiệp hội hỗ trợ cho hai bên, giúp cho TTS trở về tìm kiếm được việc làm ổn định có thu nhập cao góp phần phát triển cuộc sống.
Xin cảm ơn ông!
DN “khát” lao động có kỹ năng
Tại hội thảo Tăng cường trao đổi nhân lực Việt Nam – Nhật Bản thông qua chương trình thực tập sinh kỹ năng, TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách công bố kết quả vừa được khảo sát. Theo đó, trong tổng số 282 DN xuất khẩu lao động có 236 DN đưa TTS sang Nhật Bản. Năm 2016, Việt Nam có gần 45.000 TTS Việt Nam được sử sang Nhật Bản. Đến năm 2017 đã có 57.867 TTS Việt Nam trở về nước. Sau khi trở về nước, 61% TTS lựa chọn công việc không liên quan đến việc đã làm ở Nhật.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp tại Hà Nam dẫn đến gia tăng mạnh mẽ về đầu tư FDI nói chung vào các tỉnh. Theo dự báo của nhóm nghiên cứu, Hà Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động từ 88.393 đến trên 126.500 lao động vào năm 2021 nếu sự dịch chuyển về lao động không đáp ứng được nhu cầu của phát triển công nghiệp.
Nguồn: baomoi.com