Giao lưu tiếng Nhật cùng các bạn trẻ đến từ đất nước mặt trời mọc!
Ngay lúc này, Trung tâm Ngoại ngữ Tam Quy đang...
Hộ chiếu còn có tên tiếng anh là Passport là loại giấy tờ thông hành bắt buộc nếu bất cứ ai muốn đến một quốc gia nào đó. Nếu bạn muốn đi sang Nhật Bản xuất khẩu lao động, du học hay du lịch đều phải có hộ chiếu thì mới đi được. Vậy cách làm hộ chiếu như thế nào sẽ được chúng tôi hướng dẫn ngay sau đây.
Một điểm đặc biệt của hộ chiếu là trong một số trường hợp Passport có thể dùng thay thế cho chứng minh thư nhân dân. Nhưng đầu tiên chúng ta cần hiểu hộ chiếu là gì? và chức năng của nó là như thế nào đã.
Mục lục
– Hộ chiếu – Passport hay còn có tên gọi trong ngành là Hộ chiếu phổ thông là hộ chiếu quốc gia, là tài sản của nước CHXHCN Việt nam được cấp cho công dân có quốc tịch Việt nam.
– Hộ chiếu phổ thông được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam và các nước và cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân.
Cơ quan có thẩm quyền nào được phép cấp hộ chiếu
– Căn cứ theo luật Lý lịch tư pháp 2009; Nghị định số 111/2010/NĐ – CP của Chính Phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật Lý lịch Tư pháp; Thông tư 13/2011/TT – BTP của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp phối hợp với Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (PC27) – Công an tỉnh có thẩm quyền quyết định cấp Lý lịch tư pháp theo quy định.
Thủ tục cấp hộ chiếu cho người làm lần đầu
Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (Theo mẫu Tờ khai X01).
– 4 ảnh 4 x 6 cm (Chụp mới nhất không quá 6 tháng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đội mũ, phông nền màu trắng)
– Cấp hộ chiếu đối với trẻ em dưới 14 tuổi: Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.
– Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3×4 cm.
– Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4×6 cm.
– Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
– Riêng đối với trường hợp không có có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nơi tiến hành thủ tục xin cấp đổi, cấp lại hộ chiếu, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình sổ đăng ký tạm trú KT3.
– Tờ khai xin cấp hộ chiếu (Mẫu X01) phải được xác nhận của công an xã, phường nơi người đó tạm trú và có dấu giáp lai của UBND xã, phường, thị trấn lên ảnh của người xin cấp hộ chiếu.
– Khi hộ chiếu phổ thông có thời hạn dưới 30 ngày, hoặc hộ chiếu hết hạn thì người có hộ chiếu thực hiện thủ tục cấp đổi hoặc cấp lại hộ chiếu theo quy định về quản lý xuất nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, Thành phố tùy vào từng trường hợp.
1. Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu, cấp đổi hộ chiếu
– Form đơn xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01) – Tờ khai hộ chiếu X01
– 04 ảnh mới chụp, cỡ 4×6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.
Lưu ý: Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi có hộ hẩu thường trú.
– Trường hợp mất hộ chiếu thì nộp giấy đã trình báo việc mất hộ chiếu
– Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn dưới 30 ngày thì nộp lại hộ chiếu đó.
– Trường hợp tách trẻ em trong hộ chiếu của mẹ hoặc cha thì nộp hộ chiếu, 01 tờ khai theo mẫu quy định và 02 ảnh của mẹ hoặc cha để cấp lại hộ chiếu; nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định và 02 ảnh của trẻ em để cấp riêng hộ chiếu cho trẻ em đó (tờ khai do mẹ hoặc cha khai, ký tên).
– Đổi hộ chiếu (hộ chiếu còn giá trị ít nhất 30 ngày; hộ chiếu còn thời hạn nhưng hết trang dành cho thị thực hoặc vì lý do khác) phải nộp hộ chiếu đó để làm căn cứ cấp đổi.
– Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú;
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh (áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 29/2016/TT-BCA ngày 06/07/2016 của BCA).
Nơi trả hộ chiếu
– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
– Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Cách nộp hồ sơ làm hộ chiếu
– Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả;
– Ủy thác cho cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ và chủ nhật).
– Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật).
Thời gian cấp hộ chiếu là bao nhiêu lâu?
Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (hộ chiếu) không quá 15 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ, ngày tết, ngày lễ) kể từ ngày Phòng Quản lý XNC – CATP Hà nội nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí làm hộ chiếu là bao nhiêu tiền?
– Cấp hộ chiếu: 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng).
– Cấp lại do hộ chiếu bị mất/ hư hỏng:400.000đ (Bốn trăm nghìn đồng).
– Trẻ em cấp chung hộ chiếu: 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng).
– Bổ sung thông tin 01 bị chú: 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng).
Thời gian làm việc
– Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 :
Sáng 8:00 đến 11:30
Chiều 13:30 đến 16:30
(Riêng chiều thứ 6 làm việc đến 15:00)
Tiền lệ phí chuyển phát hộ chiếu về tận nhà?
– Sau khi được tiếp nhận hồ sơ cấp hộ chiếu, công dân đăng ký và nộp lệ phí chuyển phát hộ chiếu về nhà hoặc địa chỉ theo yêu cầu với công ty CP Bưu chính Viettel.
– Giá dịch vụ chuyển phát nhanh:
+ 9.000 đồng/hộ chiếu đối với Thành Phố Hà Nội, 13.000 đồng/hộ chiếu đối với trường chuyển đi Liên Tỉnh ( Khác Hà Nội ).
+ Sau khi có giấy biên nhận, mời bạn sang quầy làm việc của Bưu điện thành phố Hà Nội làm thủ tục và đóng lệ phí.
Địa chỉ nộp hộ chiếu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại các quận, huyện : Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Tây Hồ, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoàng Mai, Cầu Giấy nộp hồ sơ tại số 44 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
– Công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại các quận, huyện : Hà Tây (cũ), quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, huyện Thanh Trì nộp hồ sơ tại số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội.
(Lưu ý: Công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa bàn TP Hà Nội đều có thể nộp tại số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội).
– Với thời đại công nghệ thông tin phát triển, công dân Việt Nam hiện nay có thể đăng ký làm hộ chiếu trực tiếp qua mạng mà không cần phải giấy tờ hoặc đến trực tiếp cơ quan công quyền để đăng ký làm hộ chiếu, người lao động có thể tham khảo cách đăng ký hộ chiếu online sau đây:
– Truy cập vào website của phòng quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội: https://hochieu.cahn.vn và làm theo 4 bước
Bước 1: Click vào mục “đăng ký hộ chiếu” hoặc “đăng ký trực tuyến”
Bước 2: Điền thông tin cá nhân vào những ô trống theo yêu cầu ( Chú ý phần chữ được bôi đỏ và các dấu * bắt buộc phải điền )
Bước 3: Sau khi điền đầy đủ thông tin các bạn hãy kiểm tra lại 1 – 2 lần thật kỹ lưỡng và nhập mã xác nhận ==> ấn ” Tiếp tục “ để hoàn thành bước 3.
Bước 4: Sau khi hoàn thành bước 3, nếu thành công bạn sẽ nhận được thông báo như hình dưới, nếu nhập sai thì hãy nhấn vào nút ” Đăng ký lại “
Trong bài viết này 3QGROUP vừa hướng dẫn người lao động 2 cách làm hộ chiếu Online và Offline dành cho các sinh viên làm hộ chiếu đi du học, người lao động làm hộ chiếu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau. Chúc các bạn thành công!